Sản phẩm

Bánh đa Quang Thu (10 chiếc)

Đã thích(0)

Bánh đa Quang Thu (10 chiếc)

0 đánh giá
0 câu hỏi
258 lượt xem
 100.000 ₫
Ql1A, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hoá, Xã Hoằng Kim-Huyện Hoằng Hóa-Tỉnh Thanh Hóa
0379899368
Còn hàng
gói
160
Sản phẩm
3
Đánh giá
0
Lượt hỏi đáp
12/07/2022
Ngày tham gia

Giới thiệu Bánh đa Quang Thu (10 chiếc)

Bánh đa Quang Thu

(Sản phẩm ocop 3 sao tỉnh Thanh Hoá).

Không biết từ bao giờ nghề làm bánh đa xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá lại vang  tiếng xa gần. Chiếc bánh đa giòn tan, bùi bùi thơm thơm của vừng đã từng nuôi lớn bao thế hệ của người dân trong vùng. Nếu ai đã một lần ăn bánh của vùng đất này, hẳn sẽ không bao giờ nhầm lẫn với bánh đa của những miền quê khác. Về với xã Tân Châu những ngày hè oi ả, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi hình ảnh những chiếc bánh đa trắng tròn, trải đều tăm tắp trước hiên nhà, ngoài ngõ hay dọc triền đê…Là một trong số hộ gia đình lưu giữ được nghề truyền thống của ông bà để lại, Hộ kinh doanh của ông Nguyễn Trọng Quang đã phát triển nghề được coi là một nét văn hóa dân giã tại địa phương. Nghề làm bánh ở đây được làm theo phương pháp thủ công truyền thống và có phần cầu kỳ hơn các nơi khác. Từ tờ mờ sáng, khi mọi người còn chìm trong giấc ngủ thì người dân  đã phải thức dậy để làm những mẻ bánh tiếp theo của ngày hôm nay cho kịp để phơi vào đúng độ nắng trong ngày.

Trải  qua nhiều biến cố và thăng trầm, nghề làm bánh đa truyền thống ở xã Tân Châu đã có hơn 100 năm. Bánh đa Tân Châu gắn liền với câu chuyện lịch sử mà được các cụ cao niên trong làng kể lại: Bánh đa, trước đây còn gọi là bánh tráng, khoảng giữa thế kỷ 17, Chúa Trịnh Tráng ra lệnh phải đổi tên tất cả những sản phẩm có tên tráng vì phạm vào tên Chúa, vì vậy tên gọi bánh tráng trước đây đã được thay bằng "bánh đa" cho đến bây giờ.

Yếu tố quyết định phần lớn đến chất lượng cho bánh đa xã Tân Châu được ngon là thời tiết: Bánh phải được phơi trong 1 ngày là khô, bánh khô là bánh đã chuyển sang màu trắng, cứng, dễ vỡ khi vận chuyển. Thời tiết tốt nhất để có thể chọn được bánh ngon là trời nắng to, bánh được người phơi thường xuyên chăm sóc để toàn bộ mẻ bánh phải được khô đồng đều. Những công đoạn làm bánh được người dân thực hiện rất nhịp nhàng, mỗi người thường đảm nhiệm một khâu. Tráng bánh đa rất vất vả, khó nhọc ngoài việc phải ngồi bên bếp lò hàng giờ đồng hồ, người tráng bánh còn phải nhanh mắt, nhanh tay. Bánh đa có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách người ta quạt than khi nướng bánh. Người thợ phải giữ lửa thật đều tay, lật bánh liên tục để bánh được chín đều và có một màu vàng tự nhiên đẹp mắt. Để nướng được chiếc bánh ngon, đúng vị, than nướng bánh phải là than hoa gốc. Người phụ nữ làng Tân Châu thạo nghề, mỗi ngày có thể tráng được cả nghìn chiếc bánh. Với những người làm nghề nơi đây, họ chỉ mong những ngày trời trong, mây trắng, nắng to bởi ở làng này mọi không gian đều được dành cho việc phơi bánh. Nét riêng của bánh đa xã Tân Châu không chỉ bởi từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như: Bột gạo, vừng, muối mà còn bởi độ giòn xốp và hương vị mộc mạc đặc trưng hấp dẫn. Chiếc bánh tròn đều, dày vừa phải, khi nướng lên mùi thơm của gạo mới trộn với vừng làm người ta ngây ngất. Với sự phát triển hiện đại hóa của cuộc sống ngày càng lớn thế nhưng với Hộ kinh doanh của ông ...nói riêng và làng Đắc Châu nói riêng vẫn giữ gìn được một nét đẹp truyền thống với một làng nghề làm bánh đa.

          Đơn vị: Hộ kinh doanh: Nguyễn Trọng Quang

          Địa chỉ: Thôn Đắc Châu 1, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa

          Số điện thoại: 0388. 102. 219

          Email: Banhdaquangthu@gmail.com, Website: Banhdaquangthu.com

          Giá bán: 10.000 đồng/chiếc

Sản phẩm  bánh đa Quang Thu được công nhận đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022 và đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Bánh đa có độ giòn đặc trưng có thể ăn trực tiếp sau khi nướng giòn hoặc ăn kèm với một số món như: món xào, hến xúc bánh đa, lươn xúc bánh đa, bánh đa trộn,… Hạn sử dụng 01 tháng kể từ ngày sản xuất đối với bánh chín 02 tháng đối với bánh sống. Bảo quản khín.

Về quy trình sản xuât:

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu: Gạo được chọn làm bánh là gạo tẻ từ lúa Q5, không dẻo được thu mua và xay xát ngay tại cơ sở. Hạt gạo phải đều, không được mốc hoặc nát. Vừng vàng hạt to, đều.

Bước 2: Ngâm gạo, rang vừng: Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định, thời gian này vừa đủ để gạo đủ gấm nước mà không bị chua bánh khi ăn, cho ráo nước trước khi đưa vào máy để xay. Khi xay bột làm bánh đa (bánh tráng), tỷ lệ nước với gạo vừa phải … để tinh bột gạo không quá mịn, không bị chín trước khi vào tráng lò bánh. Vừng được rang vàng đều.

Bước 3: Tráng bánh: Múc bột từ chậu, đổ vào chính giữa nồi dùng mui quay đều từ trong ra ngoài cho đến khi đạt được hình thức bánh ưng ý, tốc độ quay nhanh dần đều để tránh việc bột bị chín, rắc vừng đều lên mặt bánh đậy vung khoảng 30 giây sau khi dùng ống tre quấn đều bánh ra trành. Đủ số bánh ra trành thì được phơi nhanh dưới nắng ở nhiệt độ cao.

Bước 4: Phơi bánh: Bánh được xếp lên các trành và phơi dưới nhiệt độ trời nắng hoặc sấy bằng máy.

Bước 5: Quạt bánh (đối với bánh chín).

Bước 6: Đóng gói: Bánh đa được đóng 5 cái 1 túi. Cách đóng bánh, xếp lần lượt theo hình sống của bánh, mặt vừng ở sau, khoảng cách giữa cái bánh phải khít, chắc nhất để xếp được nhiều và vừng không bị bóc ra trong quá trình ma sát.

Thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm
Bánh đa Quang Thu (10 chiếc)
Mã sản phẩm
SP00001416
Đơn vị tính
gói
Trạng thái
Còn hàng
Mã vạch
Mã truy xuất nguồn gốc
Sản lượng
Quy cách đóng gói
đóng bao nilong
Cách bảo quản
khô ráo, thoáng mát

Thông tin Cơ sở kinh doanh

Tên cơ sở
Trạm kết nối cung cầu - Viện nông nghiệp Thanh Hoá
Địa chỉ
Ql1A, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hoá
Điện thoại
0379899368
Email
Website
Người đại diện
Nguyễn Đình Hải
Quy mô
Doanh nghiệp vừa
Trạng thái
Đang hoạt động
Địa điểm kinh doanh
Số giấy phép đăng ký
, ngày cấp
Quản lý về VSATTP bởi
Sở NN&PTNN Thanh Hóa

Đánh giá và nhận xét của: Bánh đa Quang Thu (10 chiếc)

0 trên 5
0 đánh giá

Hỏi và Đáp của: Bánh đa Quang Thu (10 chiếc)