Tin tức

Việt Nam sẽ có 3.000 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm

Tin Sưu tầm | 17-06-2021 | 32 lượt xem

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có ít nhất 3.000 cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong đó sẽ có nhiều cơ sở được OIE công nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

 

 

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có ít nhất 3.000 cơ sở, vùng chăn nuôi đạt tiêu chuẩn là vùng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, trong đó có nhiều cơ sở, vùng chăn nuôi được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đó là chỉ tiêu đặt ra trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2020 - 2030 vừa được Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị triển khai trong ngày 15.4 vừa qua.

Cụ thể, đến năm 2030, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) sẽ là đơn vị chủ trì phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp xây dựng ít nhất 3.000 cơ sở, vùng ăn nuôi đạt chuẩn an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Theo Cục Thú y, việc xây dựng các cơ sở chăn nuôi, vùng an toàn dịch bệnh là hết sức quan trọng và thể hiện sự chủ động trong phòng chống dịch bệnh trên động vật, đặc biệt là thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Báo cáo giám sát thực hiện chính sách pháp luật thú y của Quốc hội trong năm 2020 cũng ghi nhận, cả nước đã có 2.400 chuỗi, vùng chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh nhưng trong đó chỉ có một số vùng được OIE công nhận đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Theo quy định của các nước nhập khẩu, sản phẩm chăn nuôi từ các nước xuất khẩu phải được sản xuất và giám sát theo chuỗi được quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền về thú y và được OIE công nhận.

Tại Việt Nam, OIE công nhận một số cơ sở sản xuất tôm giống, nuôi tôm đạt chuẩn về an toàn dịch bệnh. Cục Thú y đã xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh cụ thể trên tôm theo 5 nhóm bệnh OIE khuyến cáo.

Hiện nay, OIE đang phối hợp và xây dựng 4 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản để xây dựng thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Cũng theo Cục Thú y, khi được công nhận là vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm thì toàn bộ nước, thức ăn chăn nuôi cũng như toàn bộ vật tư, nguyên liệu đầu vào ở các sơ sở chăn nuôi đều được kiểm soát nghiêm ngặt.

Vật nuôi sẽ được lấy mẫu định kỳ để xét nghiệm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh. Ngoài ra, chất thải trong quá trình chăn nuôi cũng phải được thu gom để xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y.

Nguồn: Thanhnien.vn

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024