Trên một sản phẩm có dán mã QR code chỉ cung cấp thông tin, chưa thể hiện được chuỗi liên kết của hàng hóa để truy trách nhiệm cuối cùng
Hiện tại có khoảng 95% sản phẩm đang được bày bán ở các siêu thị và cửa hàng được gắn mã QR code, được quảng bá đó là truy xuất nguồn gốc. Nhưng thực tế như vậy mới chỉ là truy xuất thông tin. Có tình trạng nhiều người hiểu biết mơ hồ rằng truy xuất nguồn gốc là trên sản phẩm có mã QR code, nhưng với thông tin này sẽ không phân biệt được sản phẩm truy xuất nguồn gốc thật hay giả.
Để đảm bảo điều kiện, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện về truy xuất nguồn gốc của GS1 toàn cầu. Truy xuất nguồn gốc chuẩn phải đảm bảo các yếu tố: Thứ nhất là chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Khi truy xuất nguồn gốc có nghĩa chúng ta truy được sản phẩm đó có quá trình hình thành như thế nào, vận chuyển ra sao. Khi truy xuất chúng ta phải thấy được toàn bộ chuỗi quá trình mà tất cả các đơn vị tham gia vào việc tạo ra sản phẩm. Thứ hai, thông tin của sản phẩm khi truy xuất phải thể hiện giống như đã công bố lưu hành. Thứ ba cần có sự kiểm tra, giám sát của bên thứ ba trong toàn bộ chuỗi quá trình tạo ra sản phẩm đó (các giấy tờ kiểm định, kiểm nghiệm, các giấy chứng nhận về chất lượng, các loại giấy đánh giá). Đó là tất cả hồ sơ của bên thứ ba và cũng là một phần trong chuỗi liên kết đó. Thứ tư cần phải có nhật ký điện tử về toàn bộ quá trình hình thành ra sản phẩm.
Việc áp dụng TXNG theo chuẩn GS1 giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý nội bộ, trong đó, hoạt động này giúp thống kê phân tích các hoạt động trong quá trình sản xuất, tìm ra giải pháp thích hợp để quản lý sản xuất hiệu quả; TXNG giúp minh bạch về thông tin hàng hóa, thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời phát hiện những điểm không hợp lý để chủ động cải tiến, khắc phục, tăng năng suất chất lượng cho sản phẩm hàng hóa. Từ việc ứng dụng thành công công nghệ TXNG sản phẩm trong các khâu sản xuất, để đưa ra các sản phẩm chất lượng tối ưu nhất cho người tiêu dùng.
Những tài liệu này để chứng minh toàn bộ quá trình tạo ra cũng như luân chuyển sản phẩm (ví dụ thông tin trồng loại giống gì, trồng ở đâu, sử dụng loại phân gì, quá trình sơ chế biến ra sao) có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không, trong quá trình vận chuyển hàng hóa được bảo quản ra sao, có ảnh hưởng tới chất lượng hay không?. Trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng có bị biến đổi về chất lượng hay không?. Nếu trong quá trình trên chất lượng sản phẩm bị biến đổi thì người tiêu dùng có thể thông qua truy xuất nguồn gốc để xác định chính xác vấn đề nằm ở đâu để quy trách nhiệm. Khi quy được trách nhiệm sẽ nâng cao ý thức của toàn bộ những người tham gia chuỗi đó.
Hiện ở nước ta, hoạt động truy xuất nguồn gốc đã được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau, ví dụ: ISO 9000, ISO 22005... Đây là những tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc của GS1 toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động này còn mang tính khép kín, chưa thống nhất và "loạn tem", nguyên nhân một phần do tem truy xuất chưa thống nhất về nội dung, hình thức; sự truy xuất mới là mã nội bộ, chỉ có khả năng truy xuất trong hệ thống đơn vị đó, chưa có tính mở để kết nối với bên ngoài. Quan trọng hơn, hiện chưa có quy định về trách nhiệm của các bên liên quan.Bên cạnh đó, nhận thức việc truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp rất quan trọng để đầu tư ứng dụng các công nghệ hiện đại phù hợp tình hình sản xuất của đơn vị.
Nguồn: vnexpress.net