Tin tức

Thực hành tốt vệ sinh, an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 16-07-2021 | 60 lượt xem

Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được trang bị kiến thức cơ bản về thực hành tốt vệ sinh, an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc và cần thiết trước khi tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng, đến sự phát triển của giống nòi, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh an toàn xã hội. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế.Do đó, chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phải được trang bị kiến thức cơ bản về thực hành tốt vệ sinh, an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc và cần thiết trước khi tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

       I.THỰC HÀNH TỐT BÀN TAY

 

Quy trình rửa tay 06 bước thường quy

1. Rửa tay sau khi:

- Đi vệ sinh

- Tiếp xúc với thực phẩm sống

- Xì mũi

- Đụng tay vào rác

- Gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay váo các bộ phận của cơ thể

- Hút thuốc

- Đụng tay vào súc vật

- Mỗi lần nghỉ.

       2. Rửa tay trước khi:

- Tiếp xúc với thực phẩm

- Chế biến

- Tiếp xúc với thực phẩm chín

- Ăn.

       3. Lau khô tay sau khi rửa tay bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thổi khô. Cấm lau khô, chùi vào quần áo, tạp dề.

       4. Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay, các khe ngón tay và nếp móng tay.

       5. Không để móng tay dài, nếu có vết xước thì cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.

    II. THỰC HÀNH TỐT VỆ SINH CÁ NHÂN

 

  1. Duy trì định kỳ hàng năm khám sức khỏe và cấy phân tìm người lành mang trùng.
  2. Thường xuyên tắm rửa, gội đầu trước khi đi làm và sau khi đi làm về.
  3. Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
  4. Thực hiện “Thực hành tốt bàn tay”.
  5. Phải có quần áo công tác sạch sẽ, mũ chụp tóc khi tiếp xúc với thực phẩm.
  6. Băng bó vết thương, vết đứt tay bằng băng gạc không thấm nước.
  7. Không tiếp xúc với thực phẩm khi sốt, bị các bệnh truyền nhiễm và các chứng bệnh: lao, lỵ, thương hàn, tả, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái, són phân, viêm gan virus, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, các bệnh da liễu, người lành mang trùng đường ruột.
  8. Tháo bỏ đồ trang sức khi bắt đầu tiếp xúc với thực phẩm.
  9. Không dùng tay trực tiếp để bốc, chia thực phẩm.
  10. Không ho, hắt hơi, xỉ mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười, nói to trong khu vực chế biến và phục vụ ăn uống.

III.THỰC HÀNH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TỐT

 

1. Thực phẩm cần được bảo quản lưu giữ trong khu vực, dụng cụ, trang bị chuyên dùng cho thực phẩm (tủ lạnh, buồng lạnh, kho lạnh,…)

2. Đồ đựng, bao gói thực phẩm phải an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, không rỉ sét, có nắp đậy kín, dễ chùi rửa.

3. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

- Từ 00C xuống -150C: Nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm đông lạnh.

- Từ 00C đến 50C: Nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm lạnh.

- Từ 50C đến 600C: Nhiệt độ vùng nguy hiểm (vi khuẩn sinh sôi nảy nở mau chóng trong khoảng nhiệt độ này).

- Từ 600C đến 1000C: Nhiệt độ vùng lưu trữ thực phẩm nóng.

4. Bảo đảm thời gian bảo quản.

5. Không để ô nhiễm chéo trong quá trình bảo quản hoặc ô nhiễm từ môi trường, côn trùng.

6. Không dùng các chất hoặc phương pháp bảo quản thực phẩm ngoài quy định.

IV. THỰC HÀNH TỐT LƯU THÔNG PHÂN PHỐI THỰC PHẨM

Xe chuyên dụng giao đồ thực phẩm

  1. Chỉ dùng trang thiết bị chuyên dùng cho thực phẩm để vận chuyển, tránh gây thôi nhiễm.
  2. Che đậy, bao gói thực phẩm an toàn, tránh gây ô nhiễm thêm vào thực phẩm.
  3. Giữ nhiệt độ an toàn cho từng loại thực phẩm trong quá trình vận chuyển.
  4. Không làm biến tính, thay đổi tính chất của thực phẩm trong quá trình lưu thông phân phối.
  5. Khi vận chuyển thức ăn và dụng cụ cho khách hàng cần để trong các vật liệu sạch sẽ, không độc, chắc chắn, che đậy kín không để hư hỏng, ô nhiễm.
  6. Đảm bảo đúng thời gian vận chuyển. Thức ăn chín, thời gian sau khi nấu đến khi ăn không để quá 2 giờ. 

Tống Sơn

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024