Trong những năm qua MTTQ các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng công tác giám sát của Mặt trận; qua đó, các nội dung Cuộc vận đồng “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, độ thị văn minh”, Phong trào “Đoàn kết, sáng tạo” đã được cụ thể hóa thành những việc làm cụ thể, thiết thực ở cộng đồng dân cư, gắn với xây dựng các mô hình khu dân cư tự quản về An toàn thực phẩm; khu dân cư bảo đảm trật tự an toàn giao thông; mô hình “mỗi xã một sản phẩm”; đặc biệt, giai đoạn 2019 – 2021 MTTQ tỉnh chủ trì xây dựng trên 200 mô hình khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm ở cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng 495 xã, thị trấn; 303 chợ an toàn thực phẩm.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua do MTTQ Việt Nam chủ trì; Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chương trình công tác của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa năm 2022. Ngày 28/3/2022 tại Hội trường Trung tâm tổ chức sự kiện Dạ Lan thành phố Thành Hóa đã diễn ra Hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát cho Ban điều hành mô hình khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm ở khu dân cư với khoảng 1000 đại biểu đến từ các 20 huyện: Thạch Thành; Lang Chánh; Bá Thước; Thọ Xuân; Thiệu Hóa; Vĩnh Lộc; Như Thanh; Nông Cống; Hậu Lộc; Ngọc Lặc … trong thời gian từ 28/3/2022 đến 31/3/2022.
Hình ảnh: Đồng chí Phạm Đăng Lực-Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa phát biểu khai mạc hội nghị
Thực hiện Hướng dẫn số 76/HD-MTTW-BTT ngày 24/01/2022 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về trọng tâm công tác Mặt trận năm 2022; Chương trình phối hợp, thống nhất hành động năm 2022 của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa; Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức Hội nghị với mục đích, yêu cầu như sau:
- Nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, đồng thời phát huy vai trò giám sát của MTTQ các cấp nhằm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
- Tổ chức hội nghị phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả giúp cho công tác phối hợp vận động và giám sát công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cơ quan chức năng đạt hiệu quả thiết thực; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm của quần chúng nhân dân, góp phần vào thực hiện các mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh và mục tiêu Chiến lược Quốc gia.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Lực-Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh đã nói lên mục đích, ý nghĩa của Nghị quyết số 04/NQ-TU, Kết luận số 624 KL/TU về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công t6ác bảo đảm an toàn thực phẩm trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quán triệt tinh thần triển khai hội nghị đến Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư và các nội dung cơ bản được triển khai tại Hội nghị lần này.