Thanh Hóa: Tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh cho đến năm 2025 (phần 2)
Nhằm từng bước xây dựng tỉnh Thanh thành tỉnh kiểu mẫu, ngày 05/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh học tập, quán triệt, triển khai các chương trình trọng tâm, khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025.Tại Hội nghị, Các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND tỉnh đã triển khai nhiều nội dung quan trọng cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó có Kết luận số 624 KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đế năm 2025 với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản như sau:
1. Các mục tiêu đến năm 2025
- 100% chợ kinh doanh thực phẩm, chợ đầu mối nông sản, thực phẩm, bếp ăn tập thể đáp ứng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm.
- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận; 95% trở lên số cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
- 70% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận.
- Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 07 người/100.000 dân.
- 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, trong đó có 20% trở lên đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quán triệt, triển khai tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, lâu dài, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Chính quyền, sự tham gia tích cực, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; đưa các chỉ tiêu về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vào các kế hoạch phát triên kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ờ từng địa phương, đơn vị.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn; tăng cường giám sát, phản biện đối với việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn; kịp thời biểu dương, nhân rộng các mô hình tốt, các điển hình trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
UBND tỉnh Lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh Quy định phân công, phân cấp quản lý an toàn thực phẩm; xây dựng Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phâm nâng cao; xây dựng Quy chuẩn kỷ thuật an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của tỉnh.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cơ sở thực phẩm theo chuỗi an toàn; áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, kiểm soát chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh, cung ứng thực phẩm an toàn tập trung, quy mô lớn theo phương pháp hữu cơ, không dùng hóa chất độc hại.
Ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn; các nhà máy chế biến thực phẩm, rau, củ, quả gắn với vùng nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giá trị cao. Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, nhất là các sản phẩm chăn nuôi chủ lực.
Đẩy mạnh xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn, cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; ngăn chặn, xóa bỏ các chợ, điểm kinh doanh thực phẩm, cơ sở giết mổ không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
Phát huy hiệu quả mô hình bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm; giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm trong bếp ăn tập thể; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, công nhận và nhân rộng mô hình xã an toàn thực phẩm, xã an toàn thực phẩm nâng cao.
Hình ảnh Chợ kinh doanh thực phẩm đạt QCVN 11856:2017
UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thực phẩm, nông sản sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy liên kết và tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh, và ngoài tỉnh.
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất liên kết tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng cao; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phấm nông sản, thực phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh; triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với các sản phẩm thực phẩm an toàn.
Tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Tập trung quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quản lý chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông sản, thực phẩm và sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biển thực phẩm.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra liên ngành về an toàn thực phâm. Tăng cường công tác lấy mẫu, kiểm nghiệm, phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm đế kịp thời phát hiện, cảnh báo, truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý triệt để theo quy định.
Kiểm soát chặt chẽ sản phẩm nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ và sản phẩm nông sản, thực phẩm từ bên ngoài đưa vào tỉnh tiêu thụ.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chất phụ gia, chất hỗ trợ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Bố trí ngân sách nhà nước và thực hiện xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.