Thực hiện nhiệm vụ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2022 trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, với các mục tiêu chỉ tiêu đặt ra về an toàn thức phẩm rất cao. Song dược sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp và sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên công tác an toàn thực phẩm trong năm 2022 đã được được nhiều thành tựu tích cực.
Công tác ATTP tiếp tục được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã chủ động hơn trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao; đã quan tâm chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành hoặc hoàn thành vượt kế hoạch một số chỉ tiêu được giao, như: Chỉ tiêu sản lượng thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi (đạt 102,8% kế hoạch), chỉ tiêu chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (đạt 100,9% kế hoạch), chỉ tiêu bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP (đạt 142,9% kế hoạch), chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao (113,3% kế hoạch). Các đơn vị, địa phương điển hình trong việc hoàn thành các chỉ tiêu như: Sở Y tế hoàn thành vượt kế hoạch chỉ tiêu xây dựng bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP; thành phố Thanh Hóa và các huyện: Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Nông Cống, Hà Trung hoàn thành vượt kế hoạch chỉ tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao.
Hình ảnh Lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì hội nghị Kết nối cung cầu
Công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo tập huấn tiếp tục được đẩy mạnh và có nhiều hình thức đổi mới, phù hợp trong tình hình bệnh Covid-19; hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo hình thức chuỗi liên kết tiếp tục được quan tâm, thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP tiếp tục phát huy hiệu quả, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp đối với doanh nghiệp. Một số đơn vị, địa phương đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP (Cục Quản lý thị trường tỉnh, Công an tỉnh, thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, các huyện: Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân, Hà Trung, Mường Lát…); nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước (thị xã Nghi Sơn, các huyện: Hà Trung, Thạch Thành, Bá Thước, Quan Hóa...).
Công tác đảm bảo ATTP tiếp tục nhận được sự quan tâm ủng hộ, tích cực vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể; các phong trào thi đua, mô hình, điển hình tốt về ATTP được phát huy, đẩy mạnh, được đông đảo cán bộ, đoàn viên, hội viên hưởng ứng tham gia.
Hình ảnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của Thanh Hóa
Một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2023:
1. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về đảm bảo ATTP được giao trong năm 2023; tham mưu ban hành và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án về ATTP, như: Xây dựng các chỉ tiêu về đảm bảo ATTP năm 2023, kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao giai đoạn 2022-2025, kế hoạch xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm giai đoạn 2022-2025, kế hoạch thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về ATTP giai đoạn 2023-2025, kế hoạch kiểm tra liên ngành về ATTP, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh năm 2023...
2.Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, xây dựng xã ATTP, xã ATTP nâng cao: Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn tập trung, quy mô lớn, áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, thông minh; phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; đẩy mạnh việc xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; duy trì, phát huy hiệu quả các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; tập trung thẩm định, công nhận xã ATTP, hướng dẫn, công nhận và nhân rộng mô hình xã ATTP nâng cao.
3. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và Nhân dân về ATTP; tập trung chỉ đạo tuyên truyền các mô hình, điển hình, các cách làm hay, sáng tạo về công tác đảm bảo ATTP, công khai rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP trên hệ thống các cơ quan truyền thông, báo chí và trên phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, hệ thống thông tin quản lý ATTP của tỉnh, trang thông tin điện tử của các ngành, địa phương, đơn vị và doanh nghiệp.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, tạo đột phá trong kết nối cung cầu, tiêu thụ thực phẩm an toàn; tăng cường liên kết sản xuất, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, nhà máy, siêu thị, trung tâm thương mại; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, kết nối thị trường nông sản của Thanh Hóa với chuỗi cung ứng nông sản trong nước và thế giới.
5. Tăng cường quản lý điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP, cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo phân công, phân cấp; chủ động lấy mẫu giám sát ATTP nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn.
6. Ưu tiên nguồn lực đầu tư vào công tác đảm bảo ATTP, tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng, phát triển các vùng sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm an toàn, có giá trị kinh tế cao; triển khai mua sắm trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường cho cơ quan quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã; tiếp tục ưu tiên bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách để triển khai công tác đảm bảo ATTP.
7. Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp đẩy mạnh truyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực, tự giác tham gia thực hiện công tác đảm bảo ATTP; nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả, kịp thời khen thưởng, động viên các đoàn viên, hội viên, các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo ATTP; phát huy vai trò giám sát, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP; vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về đảm bảo ATTP./.