Ngày 05/11/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh học tập, quán triệt, triển khai các chương trình trọng tâm, khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025.Tại Hội nghị, Các đồng chí Lãnh đạo Tỉnh Ủy, UBND tỉnh đã triển khai nhiều nội dung quan trọng cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó có Kết luận của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đế năm 2025.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 10 (ngày 27/8/2021), sau khi nghe Ban Thường vụ Tỉnh ủy báo cáo đánh giá 05 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIX "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020", nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận và thống nhất ghi nhận kết quả thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII như sau:
Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đà đạt được những kết quả quan trọng: Các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đã nhận thức rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được ban hành đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để quản lý, thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, VNPT và Cục An tòan thực phẩmthực hiện nghi thức khai trương phần mềm kết nối cung cầu nông sản thực phẩm tỉnh Thanh Hóa
Tổ chức bộ máy, điều kiện làm việc của các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở được tăng cường, củng cố, kiện toàn, ngày càng phát huy hiệu quả. Quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chuyển biến tích cực; đã hình thành và phát triển được một số vùng sản xuất thực phấm an toàn, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; là địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm an toàn. Việc kiểm soát các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có tiến bộ; tình hình ngộ độc thực phẩm ở mức thấp, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm gây ra. Các phong trào thi đua, các mô hình, điển hình trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được xây dựng và nhân rộng, tạo sự lan tỏa tích cực trong xã hội. Những kết quả nêu trên đã góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII còn những hạn chế, yếu kém, đó là: Còn 06 chỉ tiêu Nghị quyết số 04-NQ/TU đề ra chưa đạt kế hoạch. Tình trạng sản xuất, kinh doanh, mua bán thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm còn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở những nơi tập trung đông dân cư. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm; số lượng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn còn ít. Tình trạng sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục cho phép sử dụng vẫn còn diễn ra; việc chấp hành các quy định về thời gian cách ly trong sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y chưa được kiểm soát chặt chẽ. Kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm từ bên ngoài đưa vào tỉnh, thực phẩm kinh doanh tại các chợ còn hạn chế. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được chú trọng đúng mức.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng do yếu tố chủ quan là chủ yếu: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn hạn chế; lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU chưa sâu sát, thiếu quyết liệt. Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của một bộ phận doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cố tình vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Việc phát hiện, đấu tranh với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn chưa được thực hiện thường xuyên hiệu quả còn thấp; xử lý vi phạm chưa kiên quyết, chưa nghiêm, chưa bảo đảm tính răn đe. Một bộ phận người tiêu dùng vẫn còn thói quen lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm chưa khoa học, không bảo đảm an toàn, số lượng cán bộ chuyên trách quản lý về an toàn thực phẩm còn thiếu, trình độ chuyên môn còn hạn chế; năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu.
(Còn nữa)