Trên thực tế, có những loại thức ăn và thức uống không thể kết hợp với nhau trong cùng một bữa ăn vì sẽ tạo thành những phản ứng hóa học vô cùng độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn.
Mặt khác, trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm với nhau có thành phần kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe hoặc thậm chí gây ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần hiểu biết về những thức ăn kỵ nhau để tránh khi chế biến đồ ăn.
Trứng gà và sữa đậu nành: Trứng gà và sữa đậu nành nếu ăn cùng một lúc sẽ hạn chế giá trị dinh dưỡng của nhau. Lòng trắng trứng gà chứa protein dạng dính, khi kết hợp với tơripxin trong sữa đậu nành sẽ làm cho sự phân giải protein bị cản trở. Do vậy, hai loại thức ăn này không nên sử dụng cùng một lúc.
Óc lợn và trứng gà: Tuy món óc lợn tráng trứng rất hấp dẫn nhưng dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Vì vậy, không nên ăn nhiều món này nhất là những người huyết áp cao.
Thịt chó, thịt dê với nước chè: Nguyên nhân bởi thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein trong khi nước chè có tính chát. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ sinh táo bón, phân khô, khiến cho ruột chậm nhu động nên rất có hại, thậm chí còn gây ung thư. Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt chó, cũng không nên ăn thêm thịt dê. Bởi thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.
Sữa chua và thịt giăm bông: Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông. Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm. Tuy nhiên, nitrat còn giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu phân hủy nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.
Gan xào giá đỗ: Các loại giá đỗ, rau cần chứa nhiều vitamin C còn gan động vật có hàm lượng các chất đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao dễ làm cho vitamin C bị oxy hóa trong quá trình chế biến. Không những thế, trong giá đỗ, rau cần, cà rốt có chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt có trong gan lợn, làm mất giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thực phẩm này.
Đậu, khoai lang và cải bó xôi: Bởi chúng là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi không được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu đã có tôm, cua hay các loại hải sản thì nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi, bí đỏ.
Hải sản và trái cây là những thực phẩm kỵ nhau: Bạn không nên ăn kết hợp các loại trái cây như hồng và nho với hải sản vì sẽ dễ dẫn đến đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc thậm chí tiêu chảy. Trong những loại trái cây vừa kể trên có chứa tanin, một hợp chất polyphenol có trong thực vật, khi ăn kèm với hải sản sẽ tạo ra những hợp chất không tan trong cơ thể. Để tránh trường hợp này, bạn nên ăn trái cây ít nhất 4 tiếng sau khi ăn hải sản.
Thịt và giấm là những món ăn kỵ nhau nguy hiểm. Thịt được xếp loại “nóng” và giấm cũng được vào nhóm “ấm”. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bạn giải phóng năng lượng vượt quá mức bình thường. Bên cạnh đó, quá trình tuần hoàn cũng bị thúc đẩy hơn mức cho phép. Hơn nữa, những thực phẩm kỵ nhau nguy hiểm này còn có thể gây tổn hại cho tim của bạn.
Để thực đơn phong phú hơn, chúng ta thường muốn tìm những đến những thực phẩm an toàn cũng như có những kết hợp khác nhau để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, đừng quên loại trừ các loại thực phẩm kỵ nhau để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho bản thân và gia đình!