Tin tức

Nguồn gốc thực phẩm từ “chợ online” có đáng lo ngại?

Tin về ATTP | 28-06-2021 | 28 lượt xem

Hiện nay việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, mạng xã hội facebook, zalo nên trên thị trường xuất hiện nhiều "chợ online”- nơi buôn bán nhiều mặt hàng, trong đó phổ biến nhất là thực phẩm. Việc mua, bán hàng hóa chủ yếu tin vào lời cam kết "hàng quê", "hàng sạch", "hàng không hóa chất", song sự thật từ những lời cam kết đó tới đâu thì không dám khẳng định.

 

Sự tiện lợi của “chợ online”

Nhiều gia đình, đặc biệt gia đình trẻ sinh sống ở các khu chung cư đang coi “chợ online” ở nơi mình sinh sống là giải pháp tiện ích, phù hợp với cuộc sống bận rộn. Để chuẩn bị bữa cơm gia đình, một số người chỉ cần cầm điện thoại, lướt vào "chợ" vài phút là đã sắm đủ loại thực phẩm tươi sống được quảng cáo tươi, ngon, sạch, "nhà trồng", không hóa chất, không chất bảo quản, và từ khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng, việc hạn chế đi ra ngoài nêntỷ lệ người dân tìm mua hàng qua mạng xã hội tăng nhanh chóng bởi nhiều nguyên nhân như: Mua thực phẩm của những người chung sống cùng khu, biết chính xác địa chỉ người bán nên tâm lý cũng yên tâm, nhiều sản phẩm có khi rẻ hơn khi mua ở bên ngoài, hàng hóa được giao tận nhà mà không mất tiền vận chuyển, tiện lợi (đáp ứng đa dạng nhu cầu, từ thực phẩm thông thường đến các loại đặc sản vùng, miền hay cả các loại thực phẩm nhập khẩu).

Tuy nhiên, khi mua hàng cũng có những rủi ro nhất định, như thực phẩm tẩm sử dụng chất bảo quản, bảo quản không đúng quy định của nhà sản xuất,…

Lo ngại về nguồn gốc

Với sản phẩm được bán trên các "chợ online” không được cơ quan kiểm soát, xác nhận như hiện nay, nhiều sản phẩm đến tay người dùng trong tình trạng “3 không”: Không nhãn mác, không nguồn gốc và không có hạn dùng, song người mua hầu như không quan tâm bởi... tin tưởng vào người bán. Việc người mua và người bán tin nhau, không hề có cam kết nào về chất lượng, nguồn gốc, hạn dùng, nên khi có vấn đề xảy ra rất khó để truy trách nhiệm. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm được quảng cáo là nhập khẩu nhưng chất lượng và nguồn gốc sản phẩm thực sự đáng lo ngại. Không ít người đặt câu hỏi rằng, người bán hàng quảng cáo sản phẩm "nhà trồng" nhưng nếu bán với số lượng lớn và thường xuyên như vậy thì ai dám chắc đó không phải là sản phẩm từ các chợ đầu mối, và với một số sản phẩm, nếu quá hạn dùng mà người kinh doanh vẫn cố bán cho người tiêu dùng thì rất nguy hiểm.  Dù người bán khẳng định sản phẩm được bán tại "chợ online" có giá rẻ hơn so với bên ngoài khá nhiều là do không phải chịu thuế, không phải trả tiền thuê mặt bằng thì nhiều người vẫn lo ngại về nguồn gốc và chất lượng của các loại thực phẩm này.

Thực phẩm được gọi là an toàn khi sản phẩm có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng... Ngoài ra, sản phẩm phải bảo đảm giữ chất dinh dưỡng, không bị ô nhiễm từ các tác nhân sinh học, không bị nhiễm hóa chất, không gây ngộ độc, được chế biến bảo đảm vệ sinh, không nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hà Văn Giáp, Quyền Chánh Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, với thực phẩm online, nguy cơ không chỉ đến từ nguyên liệu mà còn nằm ở quy trình, các công đoạn chế biến thực phẩm. Bởi người bán có thể chưa được tập huấn kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cơ quan chức năng xác nhận và cũng không có cơ quan chức năng nào có thể kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm mà họ làm ra. Chưa kể, nếu dụng cụ, trang thiết bị dùng để chế biến thực phẩm được sử dụng nhiều lần, không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ mang mầm bệnh. Việc không bảo đảm an toàn thực phẩm của một hay nhiều công đoạn có thể làm cho thực phẩm bị ô nhiễm, nguy cơ ngộ độc rất cao.

Giữa quy định và thực tế

Thực tế, kinh doanh thực phẩm online đang phát huy thế mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng sản phẩm, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm bằng hình thức online không hề dễ dàng khi có rất nhiều tài khoản rao bán thực phẩm nhưng chỉ là trung gian, không có sản phẩm, không có cửa hàng, địa chỉ cụ thể.  Và một bộ phận người tiêu dùng lại không mấy quan tâm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà chủ yếu quan tâm tới giá cả. Như vậy, chính người tiêu dùng khi thực hiện mua bán trực tuyến cũng đã góp phần tạo ra “đất sống” cho các gian hàng kinh doanh thực phẩm online.

          Luật quy định: Sản phẩm do ai bán thì người đó phải chịu trách nhiệm.Thế nhưng, chỉ có các sàn thương mại, website của DN đăng ký với cơ quan chức năng mới xác định được pháp nhân. Còn hầu hết địa chỉ bán hàng của các cá nhân trên mạng là ảo nên không thể khiếu nại, khiếu kiện và quy trách nhiệm người bán. Nhiều trường hợp khi người tiêu dùng phản hồi tiêu cực thì ngay lập tức khóa tài khoản. Điều này khiến công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với hành vi lừa đảo bán hàng qua mạng càng trở nên khó khăn.

Ngoài ra, việc kiểm tra, xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể, trong khi 90% giao dịch trên mạng thường không có hóa đơn chứng từ. Việc tìm ra đầu mối cung cấp hàng lậu, hàng giả còn gian nan hơn vì các website và mạng xã hội dễ dàng tạo ra và đóng lại trong thời gian rất nhanh.

            Do đó, để tránh mua phải thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, điều đầu tiên là người dân cần nâng cao nhận thức trong mua sắm online. Cụ thể, khi mua hàng cần tìm hiểu thật kỹ, xem gian hàng đó có uy tín hay không, tuyệt đối không mua thực phẩm ở những Fanpage không có thông tin người bán và địa chỉ không rõ ràng. Nên chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Và địa chỉ mua bán thực phẩm online của tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ https://www.nongsanantoanthanhhoa.vnkênh thông tin chính thống để tìm kiếm và mua bán, sử dụng các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ.

 

Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnhlà kênh kết nối cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất tập trung với hệ thống kinh doanh thực phẩm (chợ, siêu thị, cửa hàng), kết nối người sản xuất với doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ thực phẩm và người sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng nhằm dễ dàng kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận chất lượng sản phẩm, xây dựng niềm tin, tạo thương hiệu cho nông sản, thực phẩm của tỉnh, qua đó đẩy mạnh sản xuất thực phẩm an toàn, có kiểm soát, nâng cao hiệu quả cho người sản xuất, kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng. Qua hệ thống này, nhân dân trong tỉnh có thể tìm kiếm và mua bán, sử dụng các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ, từ đó bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cho việc phát triển thương mại điện tử của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024