Tin tức

Lựa chọn, sử dụng bánh Trung thu an toàn

Tin về ATTP | 29-08-2022 | 54 lượt xem

 

Mỗi năm, khi Tết trung thu đến gần, nhu cầu tìm mua chiếc bánh trung thu lại tăng cao, người tiêu dùng ngày càng kỹ tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm với mong muốn mua được những chiếc bánh vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt, đảm bảo an toàn để làm quà biếu hoặc để sử dụng cho gia đình của mình. Các loại bánh trung thu trên thị trường hiện nay được sản xuất đa dạng từ phương pháp thủ công (handmade) đến dây chuyền công nghiệp, đặc biệt, những năm gần đây trên thị trường đã xuất hiện một số loại bánh trung thu nhập khẩu từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,…với nhiều mẫu mã, kích thước nhằm đáp ứng nhu cầu trên của người tiêu dùng.

 

Ảnh minh họa

Bánh trung thu là một sản phẩm được chế biến từ đa dạng các loại nguyên liệu thực phẩm, gia vị, phụ gia thực phẩm... Từng loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm như ôi thiu, nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh, ....Việc kiểm soát nguyên liệu không được đảm bảo và chế biến không đảm bảo quy trình về vệ sinh làm cho sản phẩm dễ bị ô nhiễm có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn tiêu chảy.... ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Do đó người tiêu dùng cần có các thông tin quy định về sản xuất, kinh doanh bánh trung thu đảm bảo an toàn sản phẩm cho gia đình trong mùa Trung thu đang đến.

Để sản xuất và kinh doanh bánh trung thu an toàn đòi hỏi các cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm như: Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm hoặc cơ sở đã được cấp một trong số các Giấy chứng nhận chất lượng khác như HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bánh trung thu phải đáp ứng được các yêu cầu theo TCVN 12940:2020 Tiêu chuẩn Quốc gia về bánh nướng, cũng như thiết lập hệthống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục được cho phép của Bộ Y Tế; thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm và quy định về nhãn sản phẩm như: Tên hàng hoá, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, định lượng, ngày sản xuất và hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, thành phần và thành phần định lượng, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo, các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hoá,… Riêng, đối với sản phẩm nhập khẩu phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định.

Với thị trường bánh trung thu đa dạng với nhiều mẫu mã khác nhau,theo Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý những tiêu chí sau để lựa chọn sản phẩm đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình của mình:

-  Cần chú ý theo các tiêu chí quy định trong Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đối với sản phẩm bánh nướng (TCVN 12940:2020), bánh dẻo (TCVN 12941:2020). Theo đó, bánh trung thu cần đạt các tiêu chí về thành phần nguyên liệu theo quy định, yêu cầu cảm quan, các chỉ tiêu lý hóa, giới hạn phụ gia thực phẩm, đóng gói bao bì…

Chỉ nên mua, sử dụng thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng. Tránh mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác rõ ràng hay bao bì rách nát, sản phẩm bị móp méo hoặc có màu sắc khác thường, bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và có mùi khác lạ

Không lựa chọn bánh trung thu trôi nổi, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ

Để đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết Trung Thu trên địa bàn tỉnh, ngày 11/8/2022 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2718/QĐ-UBND về việc thành lập 03 đoàn kiểm tra liên ngành việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu trên địa bàn tỉnh, nhằm mục đích:

Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2022, đặc biệt là các sản phẩm/ nhóm sản phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như: bánh, mứt, kẹo, trà, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, các loại bánh trung thu, các sản phẩm từ bột… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể;

Đánh giá việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; kiểm soát và xử lý nghiêm minh hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;

Thông qua hoạt động kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế, ngăn ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Để có Tết Trung thu ấm áp, an lành, bên cạnh việc lựa chọn những sản phẩm chất lượng và an toàn, người tiêu dùng nên rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh. Không nên ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giầu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm./.

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024