Tin tức

Kết quả triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Tin về ATTP | 21-07-2022 | 97 lượt xem

 

 

Thanh Hóa là vùng đất rộng lớn, có tiềm năng du lịch dồi dào, có nhiều vùng du lịch nổi tiếng như bài biển Sầm Sơn, khu du lịch Hải Tiến, Hải Hòa, suối cá thần Cẩm Lương, khu di tích Lam Kinh…Khi đi du lịch các thực khách phải gắn kết với ẩm thực theo vùng miền. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có kiểm soát tại các khu du lịch luôn được các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp quan tâm chú trọng. Những Kết quả thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm đã góp phần tích cực thực hiện mực tiêu đó.

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

Ngay đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 về Chương trình công tác năm 2022 của UBND tỉnh, trong đó giao chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và các nhiệm vụ, đề án về ATTP cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 02/12/2021 về quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022, Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 20/12/2021 về thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về ATTP trên địa bàn tỉnh năm 2022, Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 12/01/2022 về triển khai Chương trình phối hợp "Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2022-2025'' trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 27/01/2022 về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao, giai đoạn 2022-2025, Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 18/02/2022 về xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận, giai đoạn 2022-2025, Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 25/02/2022 về công nhận, công nhận lại bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP giai đoạn 2022-2025, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 09/3/2022 về xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm đáp ứng các quy định về ATTP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 17/3/2022 về thực hiện Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2025 năm 2022, Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 09/5/2022 về tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2022, Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/5/2022 về đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022-2030, Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 04/3/2022 về việc phê duyệt bổ sung các chợ vào danh sách chợ tạm trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 1706/QĐ-UBND ngày 18/5/2022 về việc ban hành Chương trình lấy mẫu giám sát ATTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022-2025, Quyết định số 1827/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh Thanh Hoá; Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 12/4/2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra ATTP trong dịp Tháng hành động vì ATTP năm 2022; Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 13/6/2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra ATTP trong mùa du lịch năm 2022.

 

Hình ảnh khách du lịch những ngày đầu Hè năm 2022 tại Sầm Sơn

               Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) đã ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh năm 2022, Kế hoạch kiểm tra liên ngành về ATTP, Kế hoạch đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022, Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2022 và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành đối với công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ATTP được giao ngay từ đầu năm. Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành 48 văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn và triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh. Sở Công Thương ban hành Kế hoạch xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2022. Sở Y tế đã ban hành văn bản triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh năm 2022, văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hậu kiểm các nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ pha trộn chất cấm. Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch của tỉnh về ATTP trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện đảm bảo ATTP năm 2022, Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo ATTP theo lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh đã ban hành và triển khai các chương trình, kế hoạch đảm bảo ATTP; hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP năm 2022, trọng tâm là công tác tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua về ATTP, công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh đảm bảo ATTP.

UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đưa chỉ tiêu về ATTP vào mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và giao chỉ tiêu về ATTP cho UBND các xã, phường, thị trấn; ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các chỉ tiêu về ATTP năm 2022, Kế hoạch bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân, Kế hoạch kiểm tra liên ngành ATTP năm 2022, Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2022; kiện toàn tổ chức, xây dựng, bổ sung quy chế hoạt động của BCĐ về quản lý vệ sinh ATTP, Văn phòng điều phối vệ sinh ATTP cấp huyện. UBND xã, phường, thị trấn đã ban hành Kế hoạch xây dựng và thực hiện các tiêu chí xã ATTP, xã ATTP nâng cao, Kế hoạch xây dựng các mô hình đảm bảo ATTP, chỉ đạo có hiệu quả hoạt động của các Tổ giám sát cộng đồng thôn/bản/phố, Tổ giám sát ATTP tại chợ.

2. Kết quả thực hiện

2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu ATTP được giao tại Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh

Năm 2022, toàn tỉnh được giao xây dựng 529.904 tấn thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi; 108 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; 46 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP; 30 chợ kinh doanh thực phẩm; 18 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; 07 bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP; 47 xã, phường, thị trấn ATTP và 30 xã, phường, thị trấn ATTP nâng cao. Đến nay, đã hoàn thành 298.961/529.904 tấn thực phẩm tiêu dùng chủ yếu thông qua chuỗi (đạt 56,4% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ); 26/108 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (đạt 24,1% kế hoạch, tăng 7,2% so với cùng kỳ); 23/46 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về ATTP (đạt 50% kế hoạch, tăng 14,3% so với cùng kỳ); 02/29 chợ kinh doanh thực phẩm được đánh giá, công nhận chợ kinh doanh thực phẩm (đạt 6,7% kế hoạch, giảm 3,5% so với cùng kỳ); 04/18 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn (đạt 22,3% kế hoạch, giảm 3,5% so với cùng kỳ); 07/07 bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP (đạt 100% kế hoạch, tăng 20% so với cùng kỳ); 01/47 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP (đạt 2,1% kế hoạch, tăng 1,3% so với cùng kỳ) và chưa có xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao.

2.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về ATTP trong chương trình công tác của UBND tỉnh, Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh

Trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tham mưu 17 nhiệm vụ, đề án về ATTP:

- Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu hoàn thành 04 nhiệm vụ: Tham mưu Kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận, giai đoạn 2022 – 2025; xây dựng Kế hoạch thực hiện “Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025”, năm 2022; xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022; xây dựng Chương trình lấy mẫu giám sát ATTP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

- Sở Y tế tham mưu hoàn thành 02 nhiệm vụ: Xây dựng Kế hoạch công nhận, công nhận lại bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP giai đoạn 2022-2025; tổ chức truyền thông phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2022.

- Sở Công Thương hoàn thành 01 nhiệm vụ: Tham mưu Kế hoạch xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đáp ứng các quy định về ATTP, giai đoạn 2022-2025;

- Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh hoàn thành 08 nhiệm vụ: Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu về ATTP cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; tham mưu Kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP nâng cao, giai đoạn 2022-2025; xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2022; báo cáo kết quả thực hiện công tác đảm bảo ATTP thực hiện theo đúng qui định

2.3. Công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo tập huấn

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 20/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về ATTP trên địa bàn tỉnh năm 2022; 6 tháng đầu năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung tuyên truyền, cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần; tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt các quy định về đảm bảo ATTP nhằm bảo vệ sức khỏe Nhân dân vui xuân, đón Tết. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp đã tổ chức hội nghị, buổi nói chuyện chuyên đề cho hơn 3.000 hội viên, đoàn viên; thực hiện hơn 17.000 lượt phát thanh, viết và đăng tải hơn 3.550 tin bài; treo hơn 1.600 băng rôn, khẩu hiệu, 1.950 áp phích; cấp phát hơn 4.500 tờ gấp; tổ chức 107 lớp tập huấn kiến thức về ATTP cho hơn 1.250 học viên. in 20.000 bản cam kết cấp phát cho các khu dân cư trong tỉnh và các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Hội Nông dân tỉnh cấp phát 12.000 cuốn Thông tin Nông dân Thanh Hóa cho các chi hội, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, hội viên về công tác đảm bảo ATTP, sử dụng thực phẩm an toàn, hạn chế ngộ độc thực phẩm trong gia đình và cộng đồng. Tỉnh đoàn tổ chức thành công Hội thi “Rung chuông vàng” cho học sinh, sinh viên Thanh Hóa về công tác đảm bảo ATTP với sự tham gia của 100 thí sinh đến từ các trường đại học, cao đẳng và học sinh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 02 sự kiện truyền thông “An toàn thực phẩm trong phòng chống Covid-19” tại 02 huyện Cẩm Thủy và Vĩnh Lộc cho hơn 1.000 hội viên phụ nữ và người dân tham gia. 2.4. Công tác quản lý điều kiện đảm bảo ATTP; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP

- Quản lý điều kiện đảm bảo ATTP: 06 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 763 cơ sở; xác nhận tập huấn kiến thức ATTP cho 453 chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh; tổ chức cho 1.272 cơ sở ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; tiếp nhận và đăng tải theo quy định 191 bản tự công bố sản phẩm thực phẩm; chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, VietGAHP, HACCP, ISO 22000...) cho 19 cơ sở;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP:

Toàn tỉnh đã thành lập 1.201 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về ATTP; tiến hành kiểm tra 24.908 cơ sở, có 24.215 cơ sở đạt yêu cầu, chiếm 97,2%; phát hiện 693 cơ sở vi phạm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 472 cơ sở vi phạm (chiếm 68,1% cơ sở vi phạm) với số tiền phạt hơn 1.058 triệu đồng, không áp dụng các biện pháp xử lý đối với 221 cơ sở (chiếm 31,9% cơ sở vi phạm); tịch thu, buộc tiêu hủy: 802 hộp, gói bánh kẹo, 89 hộp sữa chế biến các loại, 18 chai dầu thực vật, 720 kg gia súc và thịt gia súc, 258 hộp, gói thực phẩm có giá trị hơn 24,6 triệu đồng. Kết quả cụ thể:

Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh đã thành lập 06 đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì ATTP; đã tổ chức kiểm tra 124 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh; phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 13 cơ sở với số tiền hơn 88 triệu đồng. Sở Y tế đã thành lập 09 đoàn kiểm tra chuyên ngành, tiến hành kiểm tra 221 cơ sở, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 08 cơ sở với số tiền 56 triệu đồng. Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập 03 đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra 13 cơ sở, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 01 cơ sở với số tiền 10 triệu đồng. Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra 194 vụ, phát hiện và xử phạt 185 vụ vi phạm về ATTP với số tiền 316,6 triệu đồng. Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện và xử lý 51 vụ vi phạm hành chính với số tiền 247 triệu đồng. UBND các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn đã thành lập 1.184 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành; tiến hành kiểm tra 24.305 cơ sở, có 23.880 cơ sở đạt yêu cầu, chiếm 98,3%, phát hiện và xử phạt 435 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 214 cơ sở với số tiền 346 triệu đồng, không áp dụng các biện pháp xử lý đối với 221 cơ sở.

Toàn tỉnh đã lấy 3.655 mẫu thực phẩm để xét nghiệm, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo an toàn lưu thông trên thị trường; phát hiện 102 mẫu vi phạm, chiếm 2,8%, trong đó: Sở Nông nghiệp và PTNT đã lấy 142 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản để giám sát, trong đó: 134 mẫu đạt yêu cầu, 08 mẫu vi phạm, chiếm 5,6%; đã chỉ đạo các đơn vị thông báo cho các cơ sở có mẫu vi phạm và cơ quan quản lý trực tiếp để cảnh báo, yêu cầu thực hiện các hành động khắc phục và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định. Sở Y tế đã tổ chức giám sát ATTP tại các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội lớn trên địa bàn tỉnh, như: Bảo đảm ATTP phục vụ giải bóng đá U9 toàn quốc – Toyota Cup năm 2021 tại Thanh Hoá; Đoàn đại biểu Quốc hội làm việc tại tỉnh Thanh Hoá; Lễ kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn, 05 năm thành lập thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá; Đoàn công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm việc tại tỉnh Thanh Hoá; Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và người dân tỉnh Thanh Hoá năm 2022; kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc tại tỉnh Thanh Hoá. UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP đã tiến hành lấy và xét nghiệm nhanh 3.513 mẫu thực phẩm, phát hiện 94 mẫu vi phạm, chiếm 2,7%.

2.5. Tăng cường nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP:

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 177/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và ổn định đến năm 2025, trong đó hỗ trợ kinh phí chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cấp huyện (120 triệu/huyện, thị xã, thành phố), cấp xã (20 triệu/xã, phường, thị trấn).

Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình vệ sinh ATTP năm 2022 cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị, Văn phòng và các Ban thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP.

UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiếp tục quan tâm bố trí nguồn kinh phí ngân sách địa phương cho hoạt động của Ban Chỉ đạo về quản lý an toàn thực phẩm, Văn phòng điều phối về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Nông nghiệp xã; ban hành cơ chế chính sách hoặc bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ triển khai thực hiện các chỉ tiêu về ATTP, xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với tổng kinh phí hơn 8,7 tỷ đồng.

2.6. Kết quả phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong công tác đảm bảo ATTP:

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cùng cấp trong các hoạt động tuyên truyền, vận động, giám sát và phát động các phong trào thi đua xây dựng mô hình về ATTP.

Ủy ban MTTQ tỉnh tập trung vận động Nhân dân chú trọng thực hiện công tác bảo đảm ATTP, nhất là trong sản xuất, chăn nuôi, cung ứng thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần; tiếp tục triển khai xây dựng và nhân rộng 70 mô hình khu dân cư tự quản về ATTP; xây dựng 05 mô hình khu dân cư "Sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”; hướng dẫn giám sát, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ thực phẩm tại khu dân cư.

Hội Nông dân tỉnh phát động phong trào “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn", phong trào “Không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”; trực tiếp chỉ đạo xây dựng 39 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng chuỗi giá trị tại thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn và các huyện: Hậu Lộc, Hà Trung, Đông Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hoá...; xây dựng 310 tổ tự quản bảo vệ môi trường nông thôn với hơn 105.000 hội viên cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; 235 mô hình Hội Nông dân tham gia thực hiện các chỉ tiêu về ATTP; phát huy hiệu quả 49 cửa hành kinh doanh thực phẩm an toàn do hội xây dựng; chỉ đạo xây dựng các mô hình trồng dưa lê siêu ngọt phủ bạt tại xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, mô hình chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hoá...

Hội Cựu chiến binh tiếp tục thành lập và duy trì 216 Câu lạc bộ Cựu chiến binh bảo vệ môi trường, vệ sinh ATTP.

Tỉnh đoàn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ Thanh niên xung kích đảm bảo ATTP, Đội thanh niên tự quản đảm bảo ATTP trong công tác tuyên truyền đến các hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống tại khu vực chợ, đền, chùa trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân 2022.

 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh ATTP”, đến nay đã nhân rộng được 1.255 mô hình trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng 28 mô hình “Phụ nữ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn”; nhân rộng được 583 mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em"; duy trì và hướng dẫn thành lập mới Câu lạc bộ “Gia đình 5 không, 3 sạch”; tiếp tục nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi giá trị sản phẩm thực phẩm thông qua thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất; khuyến khích cơ sở hội nhân rộng các mô hình “Vườn rau sạch tại cộng đồng”, “Bếp ăn sạch”..., góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và Nhân dân trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn vì sức khoẻ gia đình và cộng đồng.

                                                                                       Hà Văn Giáp

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024