Tin tức

Đề phòng ngộ độc thực phẩm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia

Tin về ATTP | 08-07-2021 | 21 lượt xem

Việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia là hết sức quan trọng, thậm chí quyết định tương lai của con em của mình

          Chỉ ít ngày nữa là bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia được diễn ra trên địa bàn cả nước. Trong những ngày này mọi người cần quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, không để tình trạng ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến kết quả của thi tuyển của của con em của mình.

          Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia diễn ra mỗi năm 01 lần đối với những học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 12. Đây là cánh cửa vào các trường Đại học hay theo học những ngành học theo nguyện vọng mơ ước của mỗi em học sinh. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia là hết sức quan trọng, thậm chí quyết định tương lai của con em của mình. Trong đó đặc biệt quan tâm tới bảo đảm an toàn thực phẩm, khi kì thi diễn ra trong thời tiết nắng nóng, các loạt thực phẩm dễ bị biến chất và trở thành nguồn lây bệnh, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

 

 

 

          Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Hà Văn Giáp, Quyền Chánh Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa cho biết để chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, mọi người cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: Trước hết là rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi chế biến thức ăn. Đảm bảo nguồn nước và thực phẩm sử dụng là sạch, an toàn. Rửa sạch nồi niêu, bát đĩa và các dụng cụ khác trước khi sử dụng. Không để côn trùng vào nơi chế biến và lưu trữ thực phẩm. Không ăn các rau sống và quả mà không gọt vỏ.

 Trong quá trình bảo quả và sử dụng thực phẩm cần nấu kỹ thức ăn, nhất là các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, hải sản và các loại thức ăn đã để lâu. Tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu, không để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. Nếu thực phẩm đã để lâu cần hâm nóng ít nhất 60 độ trước khi ăn. Trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm cần để riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín để tránh ô nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm. Kiên quyết không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng hoặc không chắc chắn là thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

          Như đã biết, ngộ độc thực phẩm là tình trạng khi ăn, ung phải thực phẩm không đảm bảo gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần, nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở… Các triệu chứng sẽ nặng dần lên, dẫn đến mất nước, mất chất điện giải, thậm chí gây sốc, trụy tim mạch và dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, khi gặp các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu bệnh nhân đúng cách và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

          Biểu hiện ngộ độc thực phẩm còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ngộ độc. Nếu nguyên nhân gây ra ngộ độc là do vi rút, vi khuẩn thì gây ra các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảu kèm theo các biểu hiện mất nước (Khát nước, môi khô…) và nhiễm trùng (sốt, vã mồ hôi…). Nếu nguyên nhân ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất thì có thêm các biểu hiện về hệ thần kinh như đau đầu chóng mặt, nhịp tim nhanh, trụy mạch. Nếu ngộ độc thực phẩm do độc tố có sẵn trong thực phẩm thì biểu hiện của ngộ độc sẽ xuất hiện ngay sau khi ăn.

          Ngộ độc thực phẩm thật sự nguy hiểm khi xuất hiện các biểu hiện rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch như: nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê liệt cơ, đau họng, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở… Chính vì vậy việc sơ cứu đúng cách cho người bị ngộ độc thực phẩm là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế tác động xấu đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

          Cũng theo Thạc sỹ, bác sỹ Hà Văn Giáp cho biết, cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm đúng là trước hết phải gây nôn cho bệnh nhân. Bệnh nhân nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi. Tuy nhiên không nên gây nôn khi bệnh nhân đã bất tỉnh, dễ gậy sặc, ngạt thở và làm cho tình trạng người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Sau khi gây nôn cần bổ sung chất điện giải cho người bệnh, tốt nhất là oresol và cho người bệnh uống than hoạt tính để giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi triệu trứng khó chịu của ngộ độc. Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất khi có những biểu hiện ngộ độc nặng, hoặc đã thực hiện các biện pháp sơ cứu mà tình trạng bệnh không thuyên giảm.

          Vì tương lai của con em chúng ta, mỗi người, mỗi gia đình cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn, nói không với thực phẩm bẩn để ngộ độc thực phẩm không là trở ngại và làm ảnh hưởng kết quả kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia của mỗi thí sinh tham gia kỳ thi năm nay.

                                                                                                         

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024