Tin tức

Chế độ ăn uống trong ngày Tết

Tin về ATTP | 21-01-2022 | 39 lượt xem

 

Ngày Tết có quá nhiều món ngon. Vậy ăn như thế nào để vừa no bụng vừa cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe là vấn đề không phải ai cũng biết. Xác định bản thân là thể hàn hay thể nhiệt. Nếu thuộc thể nhiệt, khi ăn những món (thuộc dương) với đặc tính nóng hoặc cay, bạn sẽ bị nổi mụn, táo bón. Còn nếu là thể hàn, khi ăn các món (thuộc âm) có màu trắng, tím, xanh, dưa chua, cà muối, bạn sẽ bị đi tiêu lỏng và lạnh bụng. Từ đó, xác định thực phẩm phù hợp với cơ thể mình để cân bằng âm dương trong thực đơn.

       

 

Xác định sự phù hợp của chế độ ăn hiện tại. Một số câu hỏi có thể tiết lộ cho bạn điều này. Thực đơn của bạn cần được nghiên cứu lại nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi hay bị ốm vặt.

Mâm cơm ngày Tết phải cân bằng âm dương, nóng lạnh Ăn nhiều thịt và bánh chưng thì phải có dưa cà muối. Dưa cà muối là món ăn khó thiếu trong bữa cơm gia đình. Đặc biệt là dịp Tết. Nếu thịt chứa nhiều chất đạm, protein và chất béo thì dưa cà chứa nhiều vitamin, chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên không được ăn quá nhiều dưa cà muối. Đặc biệt bà bầu cần kiêng món này cũng như những món ăn lên men nói chung.

Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả. Điều này sẽ cân bằng với lượng thịt giàu đạm và protein. Tốt nhất là ăn rau trước bữa ăn để khiến bạn nhanh no, kiểm soát đường huyết khi bạn đã ăn quá nhiều đồ ngọt và tinh bột. Hãy chú ý chọn rau sạch để tránh những tình huống không mong muốn trong Tết.

Hạn chế thực phẩm nhiều muối, có trong đồ chế biến sẵn như xúc xích, giò chả, thịt hun khói. Chúng có thể gây béo phì và nhiều tác hại khác.

Giữ vững thói quen ăn uống. Không nên để những ngày này phá vỡ thói quen của bạn. Hãy ăn đủ 3 bữa, ăn không quá no và uống ít đồ có cồn, ga và chất kích thích.

Chú ý khi mắc bệnh mãn tính. Cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, như bệnh nhân gút tránh đồ ăn nhiều đạm, hàm lượng chất béo cao; mắc bệnh dạ dày thì không ăn đồ cay, nóng, đồ nếp; bị bệnh thận, béo phì, tăng huyết áp không nên ăn bánh chưng…

Không ‘gặp đâu ăn đấy’. Mọi người đi chúc tụng nhiều nơi, nơi nào cũng được mời ăn uống. Mà từ chối lại khó nên thường dẫn đến tình trạng nạp 1 lượng quá lớn chất đạm, cũng như ăn quá nhiều bữa ‘đầy thịt’ trong thời gian ngắn (3 ngày Tết) dễ dẫn để rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hoặc trướng bụng.

Nên ăn đồ tươi, nóng, tránh đồ nguội hoặc chế biến sẵn. Đồ nguội chứa các chất béo bão hòa xấu, làm tăng Cholesterol, dễ gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.

Đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, vệ sinh cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết sẽ giúp bạn và gia đình đón xuân an lành và hạnh phúc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024