Tin tức

Bạn đã ăn bao nhiêu muối?

Tin về ATTP | 20-10-2021 | 24 lượt xem

 

Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa. Vì vậy, để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn không nên ăn quá nhiều muối mỗi ngày. Vì tất cả chúng ta đều dành nhiều thời gian hơn ở nhà, nên việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh có thể là một thách thức. Vậy bạn có thể ngạc nhiên nếu biết đã ăn bao nhiêu muối ?

 

 

1. Ăn muối có tốt không?

Muối là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của mọi gia đình. Không chỉ góp phần mang lại hương vị đặc biệt cho các món ăn, muối còn chứa natri – một khoáng chất cực kỳ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm các tình trạng bệnh lý như tăng huyết ápbệnh tim mạch chuyển hóa.... Vậy câu hỏi đặt ra: bao nhiêu muối là quá nhiều?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, người trưởng thành nên ăn ít hơn 6 gam muối mỗi ngày, tương đương với một thìa cà phê muối.Lượng muối này bao gồm cả muối có sẵn trong một số loại thực phẩm như bánh mì và muối được thêm vào trong quá trình chế biến, nấu nướng thức ăn. Đối với trẻ em, lượng muối khuyến nghị ít hơn so với người lớn, phụ thuộc vào từng độ tuổi, cụ thể:

 

Tuổi

 

Lượng muối tối đa/ngày

 

Lượng Natri tối đa/ngày

 

1 – 3 tuổi

 

2 g

 

0,8 g

 

4 – 6 tuổi

 

3 g

 

1,2 g

 

7 – 10 tuổi

 

5 g

 

2 g

 

11 tuổi trở lên

 

6 g

 

2,5 g

 

Người lớn

 

6 g

 

2,5 g

 

Hàm lượng natri được ghi trên nhãn các loại thực phẩm chỉ là một cách nói khác về hàm lượng muối trong thực phẩm đó. Tuy nhiên, hàm lượng natri cho phép được đo khác với hàm lượng muối, do đó người tiêu dùng cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm này.

Bên cạnh lượng muối chúng ta có thể nhìn thấy trực quan khi tra nấu trong các món ăn, còn một khái niệm nữa cũng cần được quan tâm chính là “lượng muối ẩn”. Hầu hết mọi người đều biết rằng các loại thực phẩm như khoai tây chiên giòn hoặc các loại hạt rang khô chứa nhiều muối, nhưng nhiều người có thể sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi thực phẩm hàng ngày có thể thêm bao nhiêu muối vào chế độ ăn của mình.

Khoảng 3/4 lượng muối chúng ta ăn đã được thêm vào các loại thức ăn trước khi chúng ta mua. Cũng như các loại thực phẩm như súp gói và nước sốt trong các bữa ăn sẵn, thực phẩm hàng ngày như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng cũng thường có thêm muối. Bởi vì chúng ta ăn những thực phẩm này quá thường xuyên, lượng muối mà chúng cung cấp cho cơ thể thực sự có thể tăng lên. Lượng muối sẽ khác nhau giữa các nhãn hiệu và giống khác nhau, vì vậy việc kiểm tra nhãn thực phẩm có thể giúp các bà nội trợ đưa ra những sự lựa chọn lựa chọn lành mạnh hơn cho chế độ ăn uống của cả gia đình.

2. Bạn có thể ngạc nhiên nếu biết đã ăn bao nhiêu muối

Bạn có cố gắng đo lường cẩn thận về lượng muối trong chế độ ăn uống của mình không? Bạn có chắc mình đang ăn đúng lượng muối (còn được gọi là natriclorua) mỗi ngày, theo những gì hầu hết các chuyên gia khuyến nghị không? Kể cả khi luôn dành sự quan tâm cho lượng muối bản thân và gia đình ăn hàng ngày, các bà nội trợ vẫn có thể tính toán sai lượng muối. Ngay cả khi không sử dụng muối để tra nấu, chúng ta vẫn có thể hấp thụ nhiều natri - đặc biệt nếu chúng ta ăn những loại thực phẩm được chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh.

Trên thực tế, phần lớn natri trong chế độ ăn hàng ngày của mọi người đến từ các loại thực phẩm như vậy, chúng thường được tìm thấy trên các kệ siêu thị và trong các bữa ăn tại nhà hàng.

Hai từ “natri” và “muối” thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng có một sự khác biệt giữa chúng. Muối được sử dụng trong bữa ăn hoặc thêm vào trong khi nấu ăn là một hợp chất giống như tinh thể (40% natri và 60% clorua); trong khi đó natri là một khoáng chất, một trong những nguyên tố được tìm thấy trong muối.

 

Hai từ “natri” và “muối” thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng có một sự khác biệt giữa chúng

Muối là gia vị giúp cho natri được tiêu thụ thường xuyên nhất: Tính cả việc sử dụng cá nhân lẫn thêm vào thực phẩm chế biến và chế biến sẵn, ít nhất 95 phần trăm natri trong chế độ ăn uống của chúng ta ở dạng muối. Natri (mà cơ thể cần một lượng nhất định để hoạt động bình thường) xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cần tây, củ cải đường và sữa. Và là một thành phần thực phẩm, natri cho dù từ muối hoặc các thành phần chứa natri khác có nhiều công dụng, chẳng hạn như làm đặc, tăng hương vị và bảo quản thực phẩm.

Tuy nhiên vấn đề là quá nhiều natri trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tăng huyết áp, một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch và đột quỵ. Giảm natri trong thực phẩm có thể ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca tử vong sớm và bệnh tật trong hơn một thập kỷ.

3. Các giải pháp giảm lượng muối tiêu thụ

Muối có nhiều công dụng, đặc biệt là đối với hương vị các món ăn. Tuy nhiên không phải vì thế mà các đồ ăn thiếu muối sẽ trở nên nhạt nhẽo. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm để đảm bảo món ăn vẫn hấp dẫn và khiến mọi người hài lòng. Kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm và cố gắng chọn các thành phần và tùy chọn ít muối. Thêm ít muối khi nấu ăn và không thêm muối vào thức ăn trên bàn ăn. Khi đã quen với mùi vị của thức ăn mà không có muối, hãy cắt bỏ hoàn toàn. Thay vào đó, hãy nêm nếm thức ăn bằng hạt tiêu, rau thơm, tỏi, gia vị hoặc nước cốt chanh. Chú ý khi nấu nước sốt và gia vị như nước tương hoặc gia vị khô - một số loại gia vị trong số này có rất nhiều muối. Thay vào đó, hãy đổi đồ ăn nhẹ mặn như khoai tây chiên giòn và các loại hạt muối bằng trái cây và rau. Tránh thức ăn mặn hơn như thịt xông khói, pho mát, đồ ăn mang đi, bữa ăn sẵn và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác.

Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn thêm lựa chọn và giải đáp bạn ăn bao nhiêu muối nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất làm việc cải thiện cuộc sống.

 

 

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc (0)
Nhập thông tin của bạn:

Bài viết mới nhất

Thanh Hóa tăng cường thanh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin về ATTP | 18-07-2024

Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp tình hình địa phương.

Tin hoạt động | 18-07-2024

Hội nghị trực tuyến “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm”

Tin hoạt động | 27-05-2024

Phối hợp tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Tin hoạt động | 15-05-2024

Thanh Hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa  phối hợp với Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức Hội nghị  tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn; Ban Điều hành mô hình “Khu dân cư tự quản về an toàn thực phẩm” ở khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Định.

Tin về ATTP | 01-04-2024