Nên tránh ăn tôm sống vì nó có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hoặc bệnh do thực phẩm gây ra. Khi chọn ăn tôm sống, hãy đảm bảo rằng tôm đã được đông lạnh trước đó để tiêu diệt các ký sinh trùng có hại có thể lây nhiễm sang cơ thể con người. Tuy nhiên, điều này không giết chết các vi sinh vật có hại, và nếu ai đó thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh do thực phẩm, thì nên tránh tôm sống.
1. Ăn tôm sống có an toàn không?
Thuật ngữ "tôm" bao gồm nhiều loài động vật có vỏ trông giống nhau khác nhau. Tôm nước lạnh là loại tôm nhỏ và được thu hoạch trong các đại dương. Tôm nước ấm được thu hoạch ở các khu vực nhiệt đới và thường được nuôi trong trang trại.
Tôm là loài giáp xác, là thực phẩm phổ biến khắp thế giới. Vỏ của chúng thì cứng còn thịt của chúng có màu từ nâu đến xám. Tôm có vị ngọt và kết cấu mềm hoặc chắc, tùy thuộc vào giống. Là một nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, bao gồm axit béo omega-3, vitamin B12 và i-ốt.
Mặc dù tôm là một sự thay thế lành mạnh cho các loại cá khác có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nhưng nó phải luôn được nấu chín cho đến khi nó có màu đục và chắc.
Mặc dù tôm là một món ăn ngon phổ biến ở nhiều quốc gia, nhưng nhiều người cho rằng chúng không an toàn khi ăn sống.
Vậy, Tôm nguyên liệu có an toàn không?
Mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều ăn tôm và có các cách chế biến tôm khác nhau. Người ta cũng ăn tôm sống và món ăn này cũng khá phổ biến. Ở một số nơi, người ta cho rằng chất lỏng bên trong đầu của tôm được coi là một món ngon. Nhật Bản là nước nổi tiếng với món sushi làm từ hải sản sống, trong đó món sashimi tươi làm từ tôm sống được nhiều người yêu thích. Ở Trung Quốc, họ cũng có cách ăn tôm sống của riêng mình, họ ăn tôm sống sau khi ngâm với rượu mạnh có tên gọi là baijiu. Nguy cơ với bất kì món ăn sống nào, bao gồm cả tôm đó là nó có thể chứa một số loài vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng. Những loại vi sinh vật này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc có thể dẫn đến một số bệnh bệnh.
Những vi sinh vật trong tôm chỉ có thể được loại bỏ khi nấu chín, vì lý do an toàn thực phẩm mà ăn tôm sống được khuyến cáo là không nên sử dụng. Ăn tôm sống có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh tật do vi sinh vật.
Tôm sống cần được sơ chế cẩn thận trước khi ăn sống
2. Những nguy cơ tiềm ẩn khi ăn tôm sống
Ăn tôm sống sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và là một trong các nguyên nhân góp phần ngộ độc thực phẩm kể trên.
Có thể chứa vi khuẩn có hại
Vibrio là một loại vi khuẩn được tìm thấy với 70 loài, trong đó 12 loài được biết là gây bệnh cho người. Vibrio là vi khuẩn thường sống ký sinh trên tôm. Nếu bạn bị nhiễm Vibrio nhẹ, bạn có thể sẽ khỏi bệnh sau khoảng ba ngày. Nhưng 20% số người bị nhiễm vi khuẩn Vibrio tử vong, đôi khi trong vòng vài ngày sau khi phát bệnh. Các triệu chứng của nhiễm trùng này gồm có:
+ Tiêu chảy, thường cùng với đau bụng, nôn, buồn nôn, sốt.
+ Sốt, ớn lạnh, huyết áp thấp và tổn thương da phồng rộp, dấu hiệu nhiễm trùng máu.
+ Sốt, đỏ, sưng, tiết dịch, đổi màu và đau. Đây là những triệu chứng của nhiễm trùng vết thương và có thể lây lan sang phần còn lại của cơ thể.
Ngoài ra, có một nghiên cứu đã tìm thấy nhiều chủng vi khuẩn Vibrio có khả năng kháng kháng sinh trong số 100 chủng vi khuẩn Vibrio được phân lập. Theo đánh giá mới đây 100% tôm chứa vi khuẩn Bacillus, loại vi khuẩn thường liên quan đến tiêu chảy và nôn mửa.
Có thể dẫn đến bệnh tật
Ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh phổ biến liên quan đến việc ăn thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn. Các triệu chứng có thể gồm: nôn mửa, co thắt dạ dày, sốt và tiêu chảy.
Các số liệu về ngộ độc thực phẩm cho thấy, hơn 90% các vụ ngộ độc thực phẩm là do Salmonella, E. coli, Vibrio hoặc Bacillus, tất cả đều có thể được tìm thấy ký sinh trong tôm sống. Ngoài ra, norovirus cũng có thể tìm thấy trong tôm sống.
Người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em nên đặc biệt không ăn tôm sống hoặc nấu chưa chín, vì hệ thống miễn dịch của nhóm này chưa hoàn thiện hoặc có vấn đề.
Ăn tôm sống có thể chứa một số nguy cơ tiềm ẩn
3. Cách sơ chế tôm an toàn
Không nên ăn tôm sống vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Vì vậy cần nấu chín tôm để ăn chúng một cách an toàn nhất.
Vì kỹ thuật thu hoạch, xử lý và bảo quản không đúng cách có thể sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm, tốt nhất bạn nên mua tôm chất lượng cao từ một nguồn uy tín. Hãy tìm những cơ sở sản xuất có chứng nhận về an toàn thực phẩm để lựa chọn. Tôm tươi nên được bảo quản lạnh và tiêu thụ trong vòng bốn ngày hoặc đông lạnh trong tối đa năm tháng.
Cách an toàn nhất để rã đông tôm đông lạnh là lấy tôm ra khỏi bao bì và bảo quản trong tủ lạnh qua đêm hoặc tối đa là 24 giờ. Điều này sẽ giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn có hại.
Để chế biến, hãy rửa tôm của bạn thật sạch, vì bất kỳ chất bẩn nào cũng có thể che giấu vi khuẩn và đảm bảo rằng các thực phẩm khác ở khoảng cách an toàn để ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo.
Mặc dù các kỹ thuật như vậy có thể làm giảm sự phát triển của một số vi khuẩn có hại, nhưng chúng sẽ không tiêu diệt được tất cả các vi khuẩn có mặt. Vì vậy, ngay cả khi bạn sơ chế chúng cẩn thận, tôm nguyên liệu vẫn có tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Thay vào đó, bạn nên nấu tôm cho đến khi chúng có màu đục hoặc màu hồng hoặc đã đạt đến nhiệt độ bên trong 63°C trở lên. Hầu hết các vi khuẩn và vi rút có hại đều sẽ bị loại bỏ trong quá trình nấu ăn.