Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng quy cách. Ngộ độc thực phẩm phổ biến hơn với thời tiết ấm áp, đặc biệt là mùa hè.
1. Bảo quản thực phẩm ngoài trời
Thực phẩm bảo quản không đúng quy cách có thể sẽ dễ dàng bị nhiễm vi sinh vật từ trước khi nấu. Hơn nữa, khi vi khuẩn đã xâm nhập được vào thực phẩm chúng sẽ nhân lên và làm biến đổi chất dinh dưỡng cũng như chất lượng thực phẩm. Nếu sử dụng những loại thực phẩm này có nguy cơ mắc bệnh thực phẩm rất cao chẳng hạn như nhiễm salmonella, staphylococcus ...
Thực phẩm để ngoài môi trường không an toàn cho người sử dụng mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Do ở ngoài môi trường không khí bình thường quá trình biến đổi các chất trong thực phẩm diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, ngoài vấn đề liên quan đến chất lượng dinh dưỡng thực phẩm cung cấp cho cơ thể, cần phải quan tâm đến cả vấn đề v an toàn thực phẩm để có thể tránh được các bệnh do thực phẩm gây nên.
2. 10 quy tắc giữ thực phẩm an toàn ngoài trời
2.1. Giữ bàn tay sạch sẽ
Thực tế cho thấy bàn tay vệ sinh khôn sạch sẽ là một trong những nguyên nhân khiến thực phẩm bị ô nhiễm. Cho nên, ngoài việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm thì cần phải chắc chắn rửa tay sạch trước khi sờ hoặc chạm vào thực phẩm. Hoạt động này bao gồm cả rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi xử lý thực phẩm sống...
Rửa tay với xà phòng và nước là cách làm sạch hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như ở bên ngoài không có nước, thì bạn có thể sử dụng gel kháng khuẩn hoặc nước rửa tay khô. Hoạt động này được thực hiện cả trước và sau khi xử lý thịt sống.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch giúp thực phẩm an toàn hơn
2.2. Rửa các dụng cụ nấu ăn, bát đĩa giữa các lần sử dụng
Kết quả tại một cuộc khảo sát người tiêu dùng thực phẩm, cho thấy có khoảng 21% người chế biến không rửa thớt sau khi thái thịt sống. Và đây chính là nguy cơ nhiễm chéo vi sinh vật từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.
Không bao giờ để thịt sống tiếp xúc với các thực phẩm khác đặc biệt là thực phẩm đã nấu chín. Bởi vì, vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể nhiễm sang thực phẩm chín. Khi sử dụng các thực phẩm này có thể sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
Hoặc, nên sử dụng hai loại thớt riêng biệt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín và bạn nên hạn chế sử dụng thớt gỗ vì đối với những loại thớt này ngay cả khi được làm sạch hoàn toàn thì chúng vẫn là môi trường tốt cho vi sinh vật trú ngụ và phát triển.
2.3. Trái cây và rau quả cần được rửa sạch
Thịt và thịt gia cầm không phải là thực phẩm duy nhất có thể chứa vi khuẩn. Cho nên với trái cây và rau củ quả tươi cũng cần phải được rửa sạch trước khi sử dụng.
2.4. Giữ cho thực phẩm được lạnh
Lưu trữ thực phẩm dễ hỏng trong ngăn mát của tủ lạnh có thể bảo quản thực phẩm tốt hơn. Trong trường hợp đi dã ngoại, có thể sử dụng một ngăn mát nhỏ để đồ uống và một số thực phẩm như salad gà, xà lách trộn phomai và các thực phẩm dễ bị hỏng. Nếu có thịt sống và thịt gia cầm thì cần tách biệt chúng với các loại thực phẩm khác bằng cách cho vào túi nhựa kín và cũng được giữ lạnh để chúng không bị hư hỏng trước khi chế biến.
Để thực phẩm ở ngăn mát của tủ lạnh giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn
Theo nguyên tắc chung, không bao giờ ăn nấu thịt chín hoặc sản phẩm từ sữa khi đã bỏ ra khỏi tủ lạnh hơn hai giờ. Nguyên tắc này cũng áp dụng tương tự cho các gia vị. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng cho thịt sống hay thịt gia cầm.
2.5. Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của thịt
Thời gian nấu chín thực phẩm trên vỉ nướng có thể khác với khi nấu trong bếp. Vì vậy, rất cần nhiệt kế thịt để đảm bảo thịt đã được nấu chín hoàn toàn.
Hay với thịt gà không nên nấu chín một phần cũng như không nên nấu thịt gà mà vẫn còn màu hồng ở giữa. Bởi vì, khi thực phẩm chế biến không đủ nhiệt độ để chín thì chúng chính là môi trường cho vi sinh vật phát triển. Thêm vào đó, khi rã đông những loại thịt này nên rã đông trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho thịt.
2.6. Hướng dẫn trẻ về an toàn thực phẩm
Khi bạn dạy con về sự an toàn khi sử dụng thực phẩm thì nên hướng dẫn chúng các quy tắc xử lý thực phẩm. Điều này rất quan trọng đối với trẻ. Chúng có thể nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời chúng cũng có thêm kiến thức về an toàn thực phẩm để có thể phòng tránh cũng như xử lý khi có trường hợp ngộ độc xảy ra.
2.7. Sử dụng đồ ăn nhẹ không dễ bị hư hỏng
Nếu bạn dự định đi ra ngoài, hãy mang theo một số thực phẩm phẩm không dễ bị hư hỏng chẳng hạn như: các loại hạt, khoai tây chiên, bơ đậu phộng, bánh mì ... Đây là những loại thực phẩm không bị hư hỏng khi để ngoài trời và lại dễ dàng vận chuyển.
Bánh mì là một trong các loại đồ ăn nhẹ không dễ bị hư hỏng
2.8. Giữ an toàn với những thực phẩm còn thừa
Những thực phẩm đã được chế biến và còn thừa lại sau bữa ăn thì không nên để ngoài liên trong hai giờ. Nó có thể bị nhiễm khuẩn và làm biến đổi thực phẩm gây ngộ độc khi sử dụng lại. Thay vào đó, hãy bỏ những thực phẩm còn thừa này vào từng hộp và giữ chúng ở trong tủ lạnh hoặc có thể đóng băng nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản.
2.9. Hãy gọi bác sĩ khi bị ngộ độc thực phẩm
Thông thường các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ phát trong khoảng 8 đến 48 giờ sau khi sử dụng thực phẩm. Vì vậy, nếu triệu chứng kéo dài và có thể trở nên nghiêm trọng, thì bạn cần phải được đưa đến bác sĩ để xử trí.
Trong trường hợp nghi ngờ một nhóm người bị ngộ độc thực phẩm thì phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để có phương án tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc và phác đồ điều trị hiệu quả.
2.10. Nếu nghi ngờ thực phẩm đã bị biến đổi hãy bỏ chúng đi
Nếu bạn nghĩ rằng, thực phẩm mà bạn đang chuẩn bị sử dụng có thể đã bị ô nhiễm hoặc được nấu chín không đúng cách thì bạn hãy loại bỏ chúng đi. Điều quan trọng là bạn nên đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Và có rất nhiều thông tin có sẵn nếu bạn muốn tìm hiểu về vấn đề này đối với thịt, thịt gia cầm, trứng và các thực phẩm khác.