Trong điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế và đòi hỏi bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng cao, từ đó, việc đổi mới phương thức chăn nuôi và tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất là một trong những giải pháp mà ngành nông nghiệp, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang hướng tới để phát triển chăn nuôi bền vững.
Thời tiết thất thường không làm giảm không khí lao động của người dân tại vùng chuyên canh dưa hấu trên địa bàn huyện Như Xuân. Trên những quả đồi cây dưa hấu đã phủ kín, mang lại những mùa quả ngọt.
Xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân có hơn 70 ha dưa chuột gieo trồng theo hướng tập trung, quy mô lớn, đảm bảo theo quy trình VietGAP, vì vậy năm nào vào mùa thu hoạch vùng trồng dưa chuột của xã cũng thu hút nhiều doanh nghiệp, thương lái đến thu mua.
Bộ NN&PTNT phối hợp với 3 tổ chức chính trị - xã hội là Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức 5 điểm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản tại TP. Hà Nội.
Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức ra mắt và trao con giống cho 6 mô hình Tổ hợp tác (THT) theo Chuỗi giá trị về vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng trị giá trên 500 triệu đồng.
Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP
Việt Nam đón nhận đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố, khi mà nhiều loại nông sản đang đi vào vụ thu hoạch với sản lượng lớn. Ngành Công Thương, mang trên mình sứ mệnh tiên phong, đã triển khai một chiến dịch tiêu thụ nông sản bài bản, hiệu quả và tất nhiên là hết sức đặc biệt.
Sàn thương mại điện tử sẽ giúp bà con trong việc tiêu thụ nông sản, bà con đưa lên sàn, sản phẩm có xuất xứ, không bị làm giả... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để các hộ nông dân được tiếp cận với công nghệ số.
Theo số liệu từ Sở NN&PTNT, đến nay, cả nước có 1.642 chuỗi liên kết nông sản thì Hà Nội có 141 chuỗi (chiếm 9%), trong đó, có 59 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật, 82 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra những chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, góp phần nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cho điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.