Mật ong Đa Lộc
(Sản phẩm ocop 3 sao tỉnh Thanh Hoá)
Đa Lộc là xã ven biển của huyện Hậu Lộc, phía Đông giáp với Biển Đông nơi đây có đường bờ biển kéo dài 5km. Tuyến đê biển của xã được phủ xanh bởi rừng cây sú, vẹt ngập mặn với tổng diện tích gần 500 ha, là bức tường xanh bảo vệ vững chắc tuyến đê biển và bảo vệ cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó cũng là tiềm năng cho địa phương phát triển du lịch sinh thái và tạo sinh kế cho người dân địa phương. Hàng năm rừng sú vẹt cho trữ lượng hoa nhiều người dân xã Đa Lộc, đã vận dụng nuôi ong để khai thác nguồn mật hoa rừng ngập mặn sản xuất ra loại mật ong sú vẹt đặc biệt chỉ tại địa phương này mới có
Với khát vọng làm giàu tại đại phương và giữ đất, giữ biển quê hương. Năm 2021, chính quyền và một số hộ nuôi ong xã Đa Lộc đã thành lập Tổ hợp tác được mang thương hiệu tập thể Mật ong Đa Lộc để quản lý, sản xuất và phát triển thương hiệu Mật ong Đa Lộc theo tiêu chuẩn an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường. Để từng bước khẳng định chất lượng mật ong Đa Lộc,Tổ hợp tác đã đăng ký Mật ong Đa Lộc là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP của huyện, nhằm giới thiệu sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương đến người tiêu dùng trong cả nước. Mật ong Đa Lộc khác biệt hoàn toàn so với những loại mật khác và thường được ví von là “mật của biển” hay “vị ngọt của biển”: Nếu trước đây nhắc đến biển người ta thường nghĩ tới vị mặn chát của muối hay vị tanh của bọt biển thì giờ đây vị mật ong của biển giống như dòng sữa ngọt ấm của người mẹ biển hiền hòa đem lại cho người dân xã Đa Lộc bởi đây loại mật duy nhất được khai thác từ loài cây mọc ngoài biển trong khi các loại mật khác chủ yếu khai thác ở vùng đồng bằng hay vùng núi. Đặc tính của sú vẹt là loài cây sống nửa nước, nửa cạn và chịu nhiều điều kiện cực kỳ khắc nghiệt, cho nên tạo ra những bông hoa sú vẹt có chất lượng đặc biệt. Việc nuôi ong và khai thác mật ong từ loại cây này hoàn toàn tự nhiên cho ra sản phẩm mật có chất lượng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vì vậy sản phẩm là niềm tự hào của Đa Lộc bởi chính sự kết tinh của trời đất, sự cần cù, tình yêu lao động và yêu quê hương của người dân xã Đa Lộc. Góp phần phát triển kinh tế các hộ nuôi ong tại địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đơn vị: Tổ hợp tác ong Đa Lộc: Nguyễn Văn Sửu
Địa chỉ: thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc
Số điện thoại: 0979 993 559
Website: matongdaloc.com
Giá bán: 200.000đồng/chai 500ml
Thời điểm khai thác mật ong sú vẹt là từ tháng 6 đến tháng 8, là thời điểm cây ra hoa. Mật ong sú vẹt là loại mật ong sạch hoàn toàn nguyên chất bởi cây sú vẹt sinh trưởng hoàn toàn ngoài tự nhiên tại vùng ngập mặn, nên hoàn toàn không bị nhiễm thuốc trừ sâu hay thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng. Mật ong sú vẹt loãng hơn so với các loại mật ong khác có màu vàng chanh. Hương vị của mật ong sú vẹt có nét đặc trưng riêng: là sự tổng hòa của vị ngọt của phấn hoa, vị thơm của biển cả, vị ngọt hơi chua thanh đặc biệt khi nếm thử sẽ thấy vị tê tê ở đầu lưỡi bởi vì trong lượng mật ong được khai thác tại vùng biển chứa lượng muối khoáng nhỏ. Đây chính là điểm nhấn và điểm khác biệt rõ rệt nhất so với các loại mật ong khác. Mật có tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe con người hiệu quả trong việc điều trị dạ dày và đường ruột, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, kiểm soát đường huyết, trị ho, viêm họng, làm đẹp da,... Sản phẩm có hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Bảo quản nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.
Quy trình sản xuất:
Bước 1: Lựa chọn đàn ong giống
- Đàn ong giống phải có nguồn gốc rõ ràng; ong chúa dưới 6 tháng tuổi; không nhiễm bệnh ấu trùng; quân đậu kín 2 mặt cầu; bánh tổ mới, màu vàng và có đủ trứng, ấu trùng, nhộng, mật phấn dự trữ.
- Thùng và cầu ong đúng tiêu chuẩn về kích thước. Làm bằng gỗ khô hoặc nguyên liệu phù hợp, kích thước bên trong (thùng ong nội) là 42,5 cm (dài) x 30 cm (rộng) x 24,5 cm (cao), có cửa sổ có thể đóng mở hai đầu để thuận tiện khi di chuyển đàn ong. có lỗ to và sàn bay để ong ra vào, có nắp đậy để chống nắng mưa. Và chân (thường làm bằng sắt) để kê cao thùng ong (25 - 30 cm) để chống địch hại như kiến, cóc…
Bước 2: Nuôi và chăm sóc đàn ong khỏe mạnh.
Đảm bảo nhiệt độ trong đàn ong 33 - 35 độ C, độ ẩm 60 - 80%. Không để đàn ong ở ngoài nắng, cửa không quay về hướng Bắc, không để đàn ong chật chội. Để máng có nước trong thùng ong vào những ngày nóng. Điều chỉnh đàn ong trước mùa rét để có thế đàn đồng đều, nên kết thúc nhân giống trước 30/11 để có thời gian nâng thế đàn tốt qua mùa đông. Trong mùa đông lượng hoa ít, cho ăn bổ sung đầy đủ đến khi có mật vít nắp. Dùng rơm, lá chuối khô... làm vật chống rét để ở ngoài ván ngăn hoặc bên trên xà cầu. Bịt kín các khe hở của thùng ong, không để cửa tổ quay về hướng Bắc. Nếu khô hanh quá cho uống nước pha ít muối với tỷ lệ 9/1.000.
Trong quá trình nuôi, thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn. Theo định kỳ 6 - 9 tháng thay chúa một lần. Việc tạo ong chúa nên tiến hành vào thời gian dồi dào mật và phấn hoa tự nhiên.
Bước 3: Vào mùa hoa sú vẹt nở, các cầu ong sẽ được đi chuyển đặt dưới tán rừng ngập mặn gần nguồn phấn hoa. Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng, khô ráo, yên tĩnh; bố trí đặt khoảng cách giữa các thùng ong tối thiểu 1 m
Bước 4:Trong thời gian hoa nở nhiều, lượng mật dồi dào, tiến hành khai thác cứ 7 - 10 ngày mật vít nắp đầy cầu ong sẽ tiến hành quay mật bằng máy quay
Bước 4: Mật thu được tiến hành xử lý qua máy tách thủy phần để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, nấm,... và hạ bớt lượng nước trong mật ong
Bước 5: Tiến hành đóng chai, dán nhãn và phân phối
Phương Thúy